Chợ Chi Đông - Xưa & Nay

Tháng 2/1929 xuân Kỷ Tỵ là ngày mở chợ Chi đông.Trước khi mở chợ 2 tháng Cụ Lãnh người Xóm Nam là người có công lớn đầu tiên trong việc mở chợ,năm ấy với vai trò là *Tổng lãnh binh* tổng Kinh Bắc ( chức vụ của Cụ ngày ấy hiện nay gọi là Tỉnh Đội trưởng hay còn gọi là chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh* Cụ là người có địa vị rất cao và được học hành đỗ đạt,có kiến thức và tầm nhìn xa trông rộng,có tài,có tâm,có đức và lòng thương người bao la,đặc biệt là tình thương yêu nhân dân Chi Đông quê nhà,nên Cụ muốn đóng góp công sức để mở chợ nhằm giúp nhân dân giao thương buôn bán hàng hóa để từng bước vực dậy và phát triển kinh tế của nhân dân địa phương.

-Xuất phát từ tình thương và trách nhiệm cao cả với nhân dân. Tháng 12/1928 Cụ là người đã trực tiếp về tổ chức mời nhiều thành viên có chức sắc và các Cụ có uy tín trong làng với nhiều buổi họp để thống nhất mở chợ và địa điểm họp chợ,sau khi Cụ phân tích định hướng sâu sắc và đầy tính thuyết phục,tất cả những bậc chức sắc,hiền tài và các vị cao niên trong làng đều nhất trí địa điểm họp chợ là khu vực trước cửa Đền- Chùa Chi Đông! chợ Chi Đông ngày nay.

- Kể từ đó chợ được duy trì để người dân quê ta và các tiểu thương cùng người dân ở các vùng lân cận hội tụ về đây buôn bán giao thương,chợ duy trì họp từ tháng 2/1929 đến tháng 12 năm 1976 khi Nhà nước có chủ trương chia tách các huyện,xã trong đó có xã nhà,chính vì vậy các thôn dưới như Giai Lạc,Gia Thượng,Gia Trung,Gia Tân,Thôn Đồng cùng kiến nghị với Tỉnh Vĩnh Phú và Huyện nhà đề nghị chuyển địa điểm họp chợ về trung tâm của xã để việc kinh doanh buôn bán giữa các thôn được thuận lợi! Tuy nhiên các Cụ và nhân dân Chi Đông không đồng tình,rồi có những phản ứng gay gắt và vô cùng quyết liệt..Nhưng do sức ép của lãnh đạo Tỉnh,Huyện chỉ đạo cán bộ xã nhà phải thực hiện quyết định chuyển chợ.

-Sau đó nhân dân Chi Đông đồng ý với 3 điều kiện nội dung thỏa thuận và yêu sách đó là:
1- Nếu chuyển chợ xuống trung tâm xã thì Giai lạc phải cắt chuyển một số héc ta đất nông nghiệp để nhân dân Chi đông canh tác.
2- khi họp chợ mới không được thu bất cứ khoản thuế nào đối với người dân Chi Đông.
3- Dù chuyển chợ bất cứ chỗ nào mới,vẫn phải đặt tên chợ là chợ Chi Đông.

-Như vậy sau khi các bên thống nhất có sự giám sát của Huyện và Xã  thôn Giai lạc đã đồng ý cắt chuyển cho Chi đông toàn bộ khu đồng Diệc,một phần đồng giải,và một phần đồng mê trước cổng trường Quang Minh hiện nay ,bởi lẽ vị trí khu vực chợ Chi Đông mới là toàn bộ đất và kho chứa thóc của Chi Đông nên việc chuyển đổi đất cho Chi Đông là đương nhiên.
- Sau khi hoàn tất bàn giao đất ruộng và mặt bằng chợ mới đến tháng 2/1977 chợ Chi đông mới đã chính thức đi vào hoạt cho đến 1988 thì vi phạm 1 trong 3 thỏa thuận...

(hết phần 1, còn nữa)

Ngô Tỉnh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LUẬT VẬT DÂN TỘC

Covid 19: Hiểu rõ F0, F1, F2... Fn

Thị Trấn Chi Đông