Quy trình nấu rượu gạo quê truyền thống Chi Đông

Nhắc đến Chi Đông, rất nhiều người sẽ nhớ ngay đến RƯỢU GẠO truyền thống truyền lại qua nhiều trăm năm.  Bài viết này sẽ gửi tới độc giả hướng dẫn quy trình nấu rượu gạo quê truyền thống Việt Nam vô cùng đơn giản để các bạn có thể hiểu rõ được ông cha ta đã sản xuất rượu gạo quê như thế nào và vì sao nấu rượu gạo quê truyền thống lại trở thành một nét đặc trưng trong khâu sản xuất rượu gạo truyền thống tại Việt Nam. 

Với quy trình nấu rượu gạo quê truyền thống tại Chi Đông chắc chắn các bạn sẽ trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể tự tay nấu riêng cho mình và đảm bảo được vấn đề an toàn thực phẩm cho chính mình và gia đình mình. Hãy tìm hiểu quy trình nấu rượu quê Chi Đông theo phương pháp truyền thống ngay sau dưới đây nhé!

1. Định nghĩa rượu gạo quê là gì?

Rượu gạo quê hay còn gọi là rượu gạo, đây là loại đồ uống phổ biến và thông dụng của người dân Việt Nam chúng ta từ người già, người trung niên, thanh thiếu niên hay trẻ nhỏ đều biết đến loại rượu đặc trưng này. Nhưng kiến thức về rượu và nét văn hóa thưởng thức rượu quê của chúng ta chưa có nhiều. Đơn giản bạn đã bao giờ thử đặt ra những câu hỏi như:
  • Rượu gạo quê Việt Nam có nguồn gốc, xuất xứ từ đâu?
  • Rượu gạo quê có từ bao đời?
  • Ai là người tạo ra đồ uống rượu gạo quê Việt Nam truyền thống?
  • Quy trình để nấu rượu gạo quê truyền thống như thế nào?
  • ..........
Nếu bạn chưa biết hoặc bạn đang có ý định kinh doanh rượu quê Hải Hậu hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình nấu rượu gạo quê truyền thống đạt chuẩn với cách nấu rượu gạo quê vô cùng đơn giản và độc đáo ngay tại nhà. Chắc chắn, với quy trình sản xuất rượu gạo quê Việt Nam mà cùng tôi hướng dẫn ngay sau đây thì bạn có thể tự tay nấu cho mình, gia đình, bạn bè, người thân thưởng thức 1 ly rượu quê thơm ngon, đậm đà và tình cảm.

2. Nguyên liệu chính nấu rượu gạo quê truyền thống Việt Nam

Như chúng ta đã biết, tại mỗi vùng miền trên dải đất nước Việt Nam hình chữ S mỗi nơi có 1 nét văn hóa riêng, đặc sản vùng miền riêng. Và để nấu rượu gạo quê truyền thống Việt Nam thì mỗi vùng miền lại có quy trình nấu rượu gạo là khác nhau tùy vào phương pháp, kỹ thuật của người nấu rượu mà cho ra loại đồ uống có hương vị thơm ngon, đậm đà.
Và nguyên liệu chính để nấu rượu gạo quê truyền thống Việt Nam từ bao đời nay mà ông cha ta làm đó chính là gạo và bánh men.
  • Về gạo: Đối với rượu gạo quê truyền thống của người Việt Nam ông cha ta chủ yếu sử dụng 2 loại gạo chính là: gạo tẻ (gạo tạp dao, quy năm, khang dân....) và gạo nếp (gạo nếp lai, gạo nếp cái hoa vàng)
  • Bánh men: Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại men khác nhau và bạn nên lựa chọn những cơ sở làm men chất lượng, chuẩn. Men làm rượu thông thường gồm có: men lá, men thuốc bắc, men thuốc tây, men thuốc nam...chúng có tác dụng là kháng sinh để ức chế vi sinh vật.
  • Nguyên liệu phụ: Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm 1 số nguyên liệu phụ khác trong quy trình nấu rượu gạo quê truyền thống để làm tăng thêm hương vị hoặc thúc đẩy quá trình lên men nhau: Nấm men có tác dụng lên men các loại đường khác nhau. Nấm mốc phân hủy tinh bột thành đường mà không ảnh hưởng đến chất lượng gạo quê.

3. Quy trình nấu rượu gạo quê truyền thống Hải Hậu

Để có được chén rượu thơm ngon, chuẩn mà ông cha ra thường hay làm bạn cần phải tuân thủ và làm theo hướng dẫn cách nấu rượu gạo quê truyền thống ngay dưới đây:
Quy trình nấu rượu gạo quê truyền thống Hải Hậu
Quy trình nấu rượu gạo quê truyền thống
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu chính đó là gạo và bánh men
  • Gạo tẻ: Nấu rượu chất lượng không thơm ngon như rượu nếp nhưng giá thành lại rẻ.
  • Gạo nếp: Nấu rượu nên sẽ rất thơm ngon, đậm, ngọt miệng, cảm giác êm nồng
Bước 2: Cách nấu cơm rượu
  • Thực chất nấu cơm rượu cũng rất đơn giản, trước hết bạn phải ngâm gạo để rửa hết cặn bản từ gạo ra đồng thời làm hạt gạo tơi xốp và trương phồng. Sau đó vớt ra để ráo nước rồi cho vào 1 chiếc nồi to để nấu cơm rượu. Lưu ý: gạo nấu rượu phải là gạo xát lứt và vẫn còn dính cám trên hạt gạo nghĩa là khi xát gạo bạn chỉ tẩy lớp vỏ trấu bên ngoài ra.
  • Lượng nấu: Để nấu cơm rượu không bị nát và nhão thông thường tỉ lệ gạo nước sẽ là: 1:1. Mục đích nấu cơm rượu là để làm chín hạt gạo, hồ hóa tính bột gạo giúp vi sinh vật dễ sử dụng tinh bột để lên men rượu.
Bước 3: Làm nguội cơm rượu
  • Sau khi nấu cơm rượu chín, bạn nên đổ cơm rượu ra thúng, nong và trải đều cơm rượu ra cho nguội cơm. Chú ý, bạn không nên để cơm rượu nguội quá lâu vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến độ ngon của rượu nên để ở mức nhiệt độ 30 độ là tốt nhất để làm cái rượu ngon.
Bước 4: Trộn bánh men với cơm rượu nấu

  • Khi cơm đã nguội thì lúc đó bạn nên trộn bánh men đều với cơm bằng cách bóp tinh bánh men và rắc lên bề mặt của cơm rượu. 
  • Về tỉ lệ trộn men và cơm rượu thì người xưa thường dựa vào kinh nghiệm làm nhiều quen tay để trộn. Ngày nay, thông thường cứ 25g đến 30g men trên 1 kg gạo. Tỷ lệ này chỉ là tương đối, tùy theo những loại men khác nhau mà bạn trộn với cơm rượu là khác nhau.
Trộn bánh men với cơm rượu nấu
Trộn bánh men với cơm rượu nấu và ủ rượu
Bước 5: Quá trình lên men bao gồm 2 giai đoạn: lên men ẩm và lên men lỏng
  • Lên men ẩm: là quá trình tạo điều kiện để cho Enzym Amylase của nấm mốc, vi khuẩn xúc tác thủy phân tinh bột. Cơm rượu đã trộn men được đem đi ủ trong vòng 5-10 giờ để mốc mọc cả khối cơm. Sau đó vun thành đống, phủ kín bằng vải và giữ ở nơi thoáng mát nhiệt độ 28-32 độ trong 3-4 ngày (có thể sớm hoặc muộn hơn 1-2 ngày tùy vào thời tiết).
  • Lên men lỏng: là quá trình nấm men sử dụng đường tạo ra để lên men rượu. Khi cơm rượu có mùi thơm nhẹ của rượu, ăn thử thấy ngọt và có hơi cay vị của rượu thì lúc đó bạn chuyển sang ủ trong chum, vại kín với nước sạch theo tỷ lệ: 1 phần gạo/ 2-3 phần nước. Thời gian ủ lỏng kéo sẽ kéo dài khoảng 12-15 ngày đối với đáy chìm và 18-22 ngày đối với đáy nổi (có thể sớm hơn hoặc muộn hơn 1-2 ngày tùy vào thời tiết thuận lợi hay không)
Bước 6: Cách chưng cất rượu

  • Chưng cất rượu lần 1: Với lần đầu chưng cất rượu ta sẽ thu được rượu gốc, loại rượu lúc này khá nặng có nồng độ cồn từ 55-65 độ. Với loại rượu này thường có lượng Andehyt cao, gây hại trực tiếp cho sức khỏe, người uống rất dễ bị ngộ độc rượu. Thế nên, với rượu được chưng cất lần 1 không nên dùng để uống mà chỉ nên dùng để ngâm.
  • Chưng cất rượu lần 2: Tiếp tục chưng cất lần thứ 2 ta sẽ chưng cất được rượu giữa. Thông thường loại rượu này có nồng độ cồn từ 35 đến 45 độ, rượu này sẽ được dùng để uống nóng hoặc sẽ được cất, dự trữ hoặc đem bán ra thị trường.
  • Chưng cất rượu lần 3:  Tiếp tục chưng cất, lần này ta sẽ thu được rượu ngọn loại rượu có nồng độ cồn thấp, vị hơi chua và không còn hương vị của rượu nữa. Rượu này chỉ được dùng để pha chung với rượu gốc, loại rượu thu được từ lần chưng cất đầu tiên và lại chưng cất 1 lần nữa để hạ độ của rượu gốc. Lúc này sẽ thu được rượu giống như loại rượu chưng cất ở lần 2 (rượu giữa), sau đó đem cất, tích trữ hoặc đem bán.
Trên đây là Quy trình nấu rượu gạo quê truyền thống Chi Đông thơm ngon chỉ với 6 bước cơ bản. Chúc các bạn sẽ nấu được rượu gạo thơm ngon, bổ dưỡng mang đến sức khỏe cho người thân và gia đình. Qua đây, bạn cũng sẽ hiểu hơn về cách nấu rượu gạo quê ngon truyền thống của người dân Việt Nam.

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhận xét của một người bạn đến với Rượu Chi Đông

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LUẬT VẬT DÂN TỘC

Covid 19: Hiểu rõ F0, F1, F2... Fn

Thị Trấn Chi Đông